Tôi đến với ngành dược như thế nào?

TÔI ĐẾN VỚI NGÀNH DƯỢC NHƯ THẾ NÀO? 


>>> Giới thiệu cơ bản về bản thân:

Họ tên: NGUYỄN THỊ QUỲNH THƯ

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 08/10/1991

Địa chỉ: Hoài Đức – Hà Nội

Ngành học: Dược học

Sở thích: Đọc sách, nghe ca nhạc, xem Youtube, nghiên cứu dược học...

Điểm yếu: Hơi nghiện điện thoại

Điểm mạnh: Nhanh nhẹn, chăm chỉ, biết lắng nghe, cầu tiến trong công việc...



>>> Giới thiệu về quê hương:

Huyện Hoài Đức nằm ở trung tâm hình học Hà nội mở rộng. Về hành chính, huyện Hoài Đức nằm phía tây trung tâm Hà Nội và tiếp giáp với các quận, huyện: Huyện Đan Phượng, Phúc Thọ và quận Bắc Từ Liêm về phía Bắc; Huyện Quốc Oai và Phúc Thọ về phía Tây; Quận Hà Đông và huyện Quốc Oai về phía Nam; Quận Hà Đông và Nam Từ Liêm về phía Đông. Địa hình: đồng bằng. Diện tích: 82,38 km². Dân số năm 2019 là 262.943 người.

Thế mạnh phát triển kinh tế của Hoài Đức

Huyện Hoài Đức có hạ tầng thương mại dịch vụ, hệ thống chợ trên địa bàn được chú trọng đầu tư; các trung tâm thương mại, siêu thị phát triển mạnh ở những khu đô thị, khu trung tâm, ven các trục đường giao thông. Hoài Đức đã thu hút một số dự án thương mại dịch vụ lớn như: Cảng cạn ICD Đức Thượng, các trung tâm thương mại tại thị trấn Trạm Trôi... và hệ thống chợ tại các xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các cụm công nghiệp và làng nghề tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng, đạt giá trị bình quân 9,2%/năm. Ở thời điểm hiện tại, Hoài Đức có gần 3.400 doanh nghiệp, tăng 161,7% so với năm 2015.

Về giao thông, huyện Hoài Đức có đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, tỉnh lộ 422, 423 chạy qua, Đường Đê Tả Đáy rộng 7m thảm nhựa... và rất nhiều đường liên huyện, liên xã được thảm nhựa. Hiện nay, huyện Hoài Đức đang triển khai xây dựng các tuyến đường vành đai như vành đai 3.5, đường liên khu vực 8, liên khu vực 1, đường Lại Yên - Vân Canh... Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các tuyến số 3 (Sơn Tây - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây - Hòa Lạc), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá).

Huyện Hoài Đức hiện có các khu đô thị Nam An Khánh, Khu đô thị Bắc An Khánh, Geleximco, Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch, Khu đô thị Đại học Vân Canh, Khu đô thị Vườn Cam, Khu đô thị mới Vân Canh, Khu đô thị Lideco, Khu đô thị Nam 32…

Giai đoạn 2020-2025, huyện Hoài Đức đặt ra những mục tiêu hướng tới như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11% trở lên; thu nhập bình quân 95 triệu đồng/người/năm trở lên; tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2020-2025 khoảng 60.000 tỷ đồng; phấn đấu hết năm 2021 cơ bản hoàn thành các tiêu chí quận, phường; hoàn thành thu ngân sách thành phố giao hằng năm; phấn đấu đến năm 2022 cân đối được thu - chi ngân sách huyện...

Khả năng phát triển ngành nghề dược tại Hoài Đức:

Huyện Hoài Đức có số dân khá đông, nhiều khu công nghiệp và khu đô thị so với các huyện ngoại thành Hà Nội, nhu cầu thuốc của người dân lớn nên khả năng phát triển ngành dược là cao.


>>> Giới thiệu về ngành dược mà tôi đang theo học:

Định hướng và mục tiêu học tập tại trường:

Hoàn thành chương trình học đúng lịch;

Tích lũy số điểm ra trường cao như mong đợi;

Bổ sung kiến thức, trau dồi kỹ năng cần thiết về ngành dược: Bên cạnh việc học tập kiến thức nền tảng, chuyên môn, tôi cần phải bổ sung thêm vốn kiến thức quý báu cũng như những kỹ năng cần thiết khác. Chẳng hạn như trau dồi kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, tinh học, kỹ năng làm việc nhóm, lãnh đạo,…

Định hướng tương lai sau khi ra trường:

Lên một ý tưởng khởi nghiệp: mở quầy thuốc;

Thử sức mình với nhiều công việc tại cơ quan: hiểu biết tất cả nghiệp vụ ngành dược;

Phát triển duy trì các mối quan hệ trong ngành dược, pháp lý;

Tích lũy kinh nghiệm, vươn ra biển lớn: mở công ty dược.

Quỳnh Thư


Comments