Bài 1 : DƯỢC PHẨM KINH DOANH DƯỢC PHẨM TRỰC TUYẾN

 * TÌM HIỂU TẠI VIỆT NAM VỚI CÁC SẢN PHẨM , DỊCH VỤ CỦA NGÀNH DƯỢC HỌC

1. Sản phẩm ngành Dược:

Là một loại hàng hóa đặc biệt khác với các loại hàng hóa thông thường nó có các đặc điểm sau:

- Sản phẩm có tính chất đặc thù liên quan trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người  vì vậy sản phẩm dược được xếp vào loại hàng hóa có điều kiện. Nghĩa là để sản xuất và kinh doanh sản phẩm dược thì các doanh nghiệp phải đảm bảo đủ các điều kiện như: trình độ chuyên môn, trang thiết bị y tế, được các cơ quan thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận… Xuất phát từ đặc điểm này, các tổ chức cá nhân khi tiến hành sản xuất kinh doanh dược phải luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, quản lý chặt chẽ từ khâu nhập khẩu nguyên liệu, sản xuất, thử nghiệm, kiểm định chất lượng, phân phối tới tay người tiêu dùng… Sản phẩm dược ngoài các yêu cầu về vệ sinh, giấy phép còn những điều kiện khác như phải qua thử nghiệm lâm sàng, thời hạn sử dụng, cung cấp thông tin thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc…

– Nhu cầu về sản phẩm dược được quyết định bởi nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh của người dân. Khi mức sống và thu nhập bình quân đầu người tăng thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cũng tăng lên, người ta sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho việc nâng cao sức khoẻ bằng việc sử dụng các sản phẩm chức năng, sản phẩm thuốc bổ… Còn nhu cầu chữa bệnh thì tuỳ thuộc vào bệnh tật phát sinh với mỗi con người theo quy luật sinh lão bệnh tử và theo dịch bệnh. Nhu cầu về sản phẩm dược cũng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng dược phẩm, nếu chất lượng dược phẩm tốt, nhu cầu về dược phẩm sẽ tăng cao và ngược lại, nhất là các sản phẩm chức năng và thuốc bổ.

Sản phẩm dược được chia làm nhiều loại theo các tiêu thức khác nhau. Theo nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm dược được chia thành thuốc đông y và thuốc tân dược. Thuốc đông y là thuốc từ dược liệu, được bào chế theo lý luận và phương pháp y học cổ truyền của các nước phương Đông. Số thuốc đông dược chiếm 10% số dược phẩm đăng ký và đóng góp 0,5 – 1% giá trị sản xuất toàn ngành. Hiện có khoảng 80 DN sản xuất đông dược với khoảng 400 cơ sở sản xuất nhỏ không có đăng ký. Theo mục đích sử dụng, sản phẩm dược được chia làm 2 loại: Thuốc chữa bệnh và sản phẩm bổ dưỡng. Thuốc chữa bệnh là các loại thuốc dùng để chữa bệnh, nó hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh, vì vậy,  doanh thu, lợi nhuận của nó phụ thuộc rất lớn vào những nhân tố khách quan chứ không phải chủ quan. Nhóm sản phẩm chuyển hoá dinh dưỡng là  các  sản phẩm chức năng, thuốc bổ giúp nâng cao sức khoẻ cho con người, chủ yếu là sản phẩm chống béo phì, suy dinh dưỡng, các loại vitamin… Nhu cầu về  sản phẩm bổ dưỡng phụ thuộc vào điều kiện sống, thu nhập của người dân. Do đó, tỷ lệ sử dụng ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh là chủ yếu. Nhóm dược phẩm về nhiễm trùng hệ thống có tỷ lệ sử dụng ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực do môi trường còn thiếu an toàn vệ sinh, tỉ lệ bệnh của Việt Nam chủ yếu do vi trùng gây ra. Nhu cầu về sản phẩm phụ thuộc vào dịch bệnh trong từng thời kỳ. Nhóm dược phẩm chữa bệnh khác như ung thư, thần kinh trung ương… tỷ lệ sản xuất còn thấp do đây là nhóm bệnh cần có thuốc đặc trị. DN Việt Nam chưa sản xuất được nhiều thuốc đặc trị, mà chủ yếu là nhập khẩu. Sản phẩm bổ dưỡng: là các loại sản phẩm nhằm tăng cường sức khoẻ cho con người, nâng cao tính năng vận động và hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Cầu tiêu thụ về loại sản phẩm này phụ thuộc chủ yếu vào mức sống, thu nhập của người dân và nhận thức về sức khỏe. Khi thu nhập tăng, nhận thức cao, sức khoẻ được chú trọng và quan tâm hơn, cầu tiêu thụ về sản phẩm tăng. Có sự chênh lệch lớn về nhu cầu sản phẩm bổ dưỡng giữa các khu vực dân cư, ở các thành phố lớn cầu về sản phẩm cao hơn hẳn so với ở tỉnh lẻ và khu vực miền núi.

2. Dịch vụ ngành Dược:
- Bán thuốc qua mạng: khách hàng có thể tương tác với nhà thuốc qua nhiều kênh khác nhau mà không phải đến trực tiếp hiệu thuốc, ví dụ kênh phổ biến nhất vẫn là Facebook
- Các thương hiệu thông minh đang tận dụng dịch vụ khách hàng trên nền tảng đa kênh: các kênh phổ biến như thoại, email, chat… các công ty dược phẩm còn có thể cung cấp dịch vụ khách hàng trên mạng xã hội dễ dàng hơn bao giờ hết. Không chỉ dừng lại ở việc bị động nhận phản hồi, tin nhắn của khách hàng mà các giải pháp dịch vụ khách hàng trên mạng xã hội còn cho phép các thương hiệu chủ động tương tác trước với khách hàng ở quy mô lớn. Ví dụ như tính năng tự động trả lời bình luận hoặc tự động nhắn tin cho khách hàng khi khách hàng có tương tác trên fanpage…
- Giải pháp mới của Facebook Messenge
Ứng dụng mới của Facebook Messenger đem đến nhiều khả năng cung cấp dịch vụ khách hàng kiểu mới.
Các doanh nghiệp dược cũng có thể cung cấp các dịch vụ độc đáo này. Chẳng hạn như sử dụng nguồn lực là con người hoặc kết hợp với ứng dụng Chatbot của Messenger để cung cấp thông tin đến đại lý bán thuốc, bệnh nhân và người chăm sóc sức khỏe về nhiều chủ đề, bao gồm các câu hỏi về chế độ điều trị, điều tra về xử lý thuốc, các thắc mắc về việc sử dụng không theo đơn hàng và nhãn mác và hơn thế nữa.
Ngoài ra, Messenger cho phép các nhà thuốc, cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và bệnh nhân đặt câu hỏi một cách an toàn và riêng tư trong một môi trường được mã hóa.

* Các sản phẩm dịch vụ của ngành dược được phép kinh doanh trên nền tảng website thương mại điện tử tại Việt Nam bao gồm : 

  • Các loại thuốc là thực phẩm chức năng
  • Các loại mỹ phẩm
  • Các vật tư y tế 
  • Các dịch vụ khám chữa bệnh
Tuy nhiên các loại sản phẩm dịch vụ trên phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật như: có đủ giấy tờ, cơ sở pháp lý nguồn gốc , địa chỉ rõ ràng, có giấy xác nhận chất lượng của cơ quan chức năng, phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam,còn hiệu lực và tờ hướng dẫnsử dụng do bộ y tế phê duyệt,...
Các sản phẩm dịch vụ ngành dược không được phép kinh doanh trên website thương mại điện tử như:
  • Các thuốc thuộc danh mục thuốc kê đơn
  • Các thuốc thuộc trong danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt như: thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần,..
  • Thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
  • Các hoạt động quảng cáo phóng đại tác dụng của thuốc ,...
  • Các thuốc hoặc sản phẩm không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng, kém chất lượng, hàng giả ảnh hướng đến sức khỏe của người tiêu dùng,...


*  Để đăng ký một website thương mại điện tử để kinh doanh mặt hàng dược chúng ta cần phải làm các bước như sau:

Cá nhân, tổ chức phải có mã số thuế theo quy định của nhà nước:

1.Cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến tại địa chỉ online.gov.vn
2. Các bước thực hiện thủ tục đăng ký như sau: 
Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống online.gov.vn bằng việc cung cấp thông tin theo mẫu.
Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:
- Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;
- Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.
Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo quy định.
Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:
- Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức thực hiện tiếp Bước 5;
- Thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó thương nhân, tổ chức quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu.
Bước 5: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) theo quy định.
3. Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 theo quy định, nếu thương nhân, tổ chức không có phản hồi thì hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ bị chấm dứt và thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.

Comments