Bài tập ngày 15/1/2022 về thương mại điện tử: Những hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử



* Câu 1: Những hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử

Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử được quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, bao gồm các hành vi sau:

1. Vi phạm về hoạt động kinh do

anh thương mại điện tử

a) Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới;
b) Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
c) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
d) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký hoặc chưa được cấp phép theo các quy định của Nghị định này;
đ) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;
e) Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký hoặc xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.

2. Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử

a) Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
b) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website hoạt động thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;
c) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
d) Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.

3. Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử

a) Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;
b) Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
c) Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.

4. Các vi phạm bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử khác

a) Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi.



*  Câu 2: Bảo vệ hoạt động TMĐT :

Thứ nhất,cần hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển thương mại điện tử

Hiện nay, thương mại điện tử là một lĩnh vực mới phát triển tại Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là lĩnh vực rất đặc thù, đó là sự kết hợp giữa công nghệ và thị trường, giữa yếu tố thực và yếu tố ảo, giữa thực thể tồn tại với thực thể trong không gian số. Chính vì vậy khung pháp lý nói chung vẫn còn nhiều mảng trống cần phải hoàn thiện. Do đó, hoàn thiện chính sách, pháp luật về thương mại điện tử, xây dựng hệ sinh thái cho thương mại điện tử và kinh tế số là một nội dung quan trọng cần được xác định để định hướng phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới.

Thứ hai, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin

Việc hoàn thiện, đồng bộ và nâng cao hạ tầng công nghệ nói chung sẽ giúp bảo mật thông tin trên mạng được an toàn, bí mật và thuận lợi cho khách hàng. Hạ tầng công nghệ chính là những con đường cao tốc kết nối để cho các yếu tố phát triển của thương mại điện tử lưu thông trong đó. Việc thực hiện này đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bên, các Bộ ngành và địa phương mới có thể tạo nên một hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ cho phát triển thương mại điện tử trong tương lai.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến phương thức thanh toán điện tử đang ngày càng phát triển với hàng loạt các ứng dụng thanh toán của các ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay người tiêu dùng còn đang e ngại về tính tiện dụng và độ bảo mật của phương thức thanh toán này. Bên cạnh đó sự quản lý trên phương diện tài chính tiền tệ còn chưa thực sự đầy đủ, chưa nhất quán, đặc biệt là trong giao dịch thanh toán điện tử xuyên biên giới còn nhiều bất cập mà chúng ta chưa giải quyết được.

Để thương mại điện tử phát triển một bước cao hơn, việc thanh toán trực tuyến là yêu cầu tất yếu. Để làm được việc này, ngoài việc các ngân hàng, các trung gian thanh toán hoàn thiện về mặt hạ tầng thanh toán, cần có những tác nhân, biện pháp cụ thể để từng bước thay đổi nhận thức và thói quen người tiêu dùng đối với việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Thứ ba, hoàn thiện hạ tầng logistics

Logistics là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của thương mại điện tử và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí đơn hàng giao dịch thương mại điện tử. Ngoài ra, hạ tầng và năng lực logistics còn tác động tới sự thành công hay thất bại của một đơn hàng, từ đó tác động tới sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.

Do vậy, để đảm bảo cho thương mại điện tử phát triển thì cùng với đó hạ tầng logistics nói chung cũng như hạ tầng logistics cho thương mại điện tử cần được đầu tư hoàn thiện. Sự liên kết giữa thị trường và hạ tầng logistics sẽ giúp thông suốt các quy trình phân phối, xuất khẩu hàng hóa, tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa và cho doanh nghiệp Việt Nam.




* Câu 3: Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý của nhà nước về hoạt động TMĐT:

Có thể nói nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay chưa thấy hết tầm quan trọng và những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại. Do đó, nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cá

Thứ nhất, tăng cường năng lực và hiệu quả công tác của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) sẽ là giải pháp hữu ích, tạo thuận lợi cho các bên tranh chấp giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng vươn xa.

Hiện nay, ở một số quốc gia phát triển thì ODR đã vượt ra khỏi phạm vi tranh chấp thương mại điện tử, ODR còn được áp dụng cho các tranh chấp tại Tòa án. Khi đó ODR là một không gian kỹ thuật số đối mặt công khai, trong đó các bên có thể triệu tập để giải quyết tranh chấp hoặc vụ việc của họ. Việc thiết kế và triển khai các chương trình ODR liên quan đến Tòa án không được làm giảm quy trình tố tụng hoặc khả năng tiếp cận công lý cho người sử dụng chương trình.

Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử và các lĩnh vực liên quan. Do là nước tiếp cận muộn hơn, có xuất phát điểm về thương mại điện tử thấp hơn nên Việt Nam cần hợp tác quốc tế về thương mại điện tử để bắt kịp sự phát triển của thế giới trong lĩnh vực này, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý thương mại điện tử phù hợp với yêu cầu hội nhập

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về lĩnh vực thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn. Để có thể nắm bắt và kịp thời xử lý các vi phạm thì công tác kiểm tra, kiểm soát phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử để triệt tiêu tận gốc những vi phạm trong thương mại điện tử bởi khi thực hiện việc đăng ký và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng thì các doanh nghiệp hay thương nhân có đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện tốt hơn các nghĩa vụ của mình đối với người tiêu dùng trong thương mại điện tử.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quan hệ thương mại điện tử ở Việt Nam có hiệu quả;

Ngoài ra, PGS.TS Doãn Hồng Nhung cũng đề xuất các giải pháp hỗ trợ khác như: Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật của các chủ thể trong quan hệ thương mại điện tử; Tuyên truyền việc tuân thủ pháp luật thương mại điện tử của các chủ thể tham gia quan hệ thương mại điện tử; Tăng cường xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bán sản phẩm hàng hóa trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, trên các trang web bán hàng, trên các trang mạng xã hội nước ngoài (Facebook, Youtube, Zalo..); Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại điện tử. ..../.

Comments